Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Mỗi loại tổ yến có một cách sơ chế và sử dụng khác nhau

Có thể nói không có loại thực phẩm nào hoàn hảo bằng tổ yến, vì thành phần protein vừa cao(45-55%) vừa chứa đầy đủ axit amin (18 loại axit amin). Trong thành phần của tổ yến chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho cơ thể, trong đó có nhiều loại axit amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được như: Valine, Leucine, Isoleucine, Methionine, Tryptophan, Threonine,  Lysine,  Phenylalanine.

Mỗi loại tổ yến có một cách sơ chế và sử dụng khác nhau

Cách sơ chế tổ yến thô

Bước 1Cho tổ yến thô vào thau nước sạch để ngâm cho yến nở ra, thời gian ngâm tùy vào loại yến. Khi ngâm nước phải ngập tổ yến để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết.
>> Học cách chưng yến chuẩn nhất tại bài viết: Cách chưng yến sào đúng nhất 
Bước 2Nếu yến còn nguyên tổ ta tách thành từng thớ nhỏ sau đó cho vào rây, dùng một cái thau hứng phía dưới rây. Đặt rây dưới vòi nước, vừa mở nước vừa lắc rây để rơi cát, sạn ra khỏi tổ yến. Cho tổ yến lên một cái rây khác cho ráo bớt nước. Dùng đĩa trắng cho yến đã ráo vào và dùng nhíp nhặt sạch lông.
Bước 3: Nếu các bạn muốn nhặt lông tổ yến 1 lần để dùng cho sau này thì nên cho yến vào rây chắt cho thật ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Vì khi chưa ráo nước mà bỏ vào tủ lạnh tổ yến sẽ bị hư.
>> Để giữ được nhiều chất dinh dưỡng khi chưng yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với nồi điện giữ trọn vi chất 
         Loại tổ
     Thời gian ngâm nở
             Thời gian chưng
 Yến trắng tinh chế
              15–20 phút
                 15–20 phút
    Tổ yến trắng thô
                3–4 giờ
                 30–35 phút
Yến huyết tinh chế
              25–30 phút
                 30–35 phút
    Tổ yến vàng thô
                 6–8 giờ
                  45–60 phút

Cách sơ chế tổ yến tinh chế

Bước 1: Ngâm yến vào nước khoảng 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
>> Mẹo chưng tổ yến khử mùi tanh, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với mật ong thanh mát 
Bước 2: Cho khoảng 5g tổ yến đã làm sạch và đường phèn (liều lượng tùy thích) vào một chén cùng một lúc. Đổ nước cho đầy vừa ngập tổ yến và đường phèn.
Bước 3: Đặt chén ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Bước 4: Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với lá dứa ngon 
Bước 5: Khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết, tắt lửa lấy chén yến ra ăn nóng hay để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh cho người thích ăn lạnh, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.

Mỗi đối tượng có liều lượng sử dụng yến khác nhau

Mỗi loại tổ yến có một cách sơ chế và sử dụng khác nhau 1

Trẻ em từ 0 -12 tháng tuổi: Không nên dùng vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.
Trẻ em từ 1-3 tuổi:
>> Bổ sung dưỡng chất cho bé nhờ yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đường phèn tốt nhất 
Trẻ em từ 3-10 tuổi:
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1/2 chén, ăn đều mỗi ngày
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1/2 chén, ăn đều mỗi 2 ngày
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1/2 chén, ăn đều mỗi 3 ngày
Phụ nữ 30-35 tuổi:
- Tháng đầu tiên và tháng thứ 2: mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày

>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến với nhãn nhục mới lạ 
Người lớn, người già, người bệnh:
- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày
- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày
- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày
Phụ nữ mang thai:
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng tổ yến với hạt sen đảm bảo dinh dưỡng - Tháng mang thai thứ 4: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
- Tháng mang thai thứ 5 đến sau khi sinh 6 tháng: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 7 sau khi sinh: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

>> Bí kíp chưng tổ yến thơm ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến phổ biến 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét