1. Đầu tiên là nem công
Công
(còn gọi là khổng tước) thường sống trên đồi, gò cao hoặc trong những rừng tre
trúc rậm rạp. Bởi vậy, việc săn bắt chim công khi xưa không phải dễ dàng. Nem
công của người Việt được chế biến không qua nấu nướng, mà bằng cách cho thịt
đùi công đã được giã mịn lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính
nóng (riềng, tỏi, tiêu…). Thịt công là “thuốc giải” nhiều độc tố trong thiên
nhiên mà con người lỡ ăn phải, nên được xem như “thần hộ mệnh” của các bậc đế
vương thời trước.
2. Thứ hai là chả phượng
Loài
chim phượng chỉ sống ở vùng núi cao, ít người trông thấy, nói gì đến bắt được
chúng. Người xưa còn cho rằng chim phượng xuất hiện khi có thánh nhân ra đời.
Chả phượng là món ăn cực hiếm, cách chế biến lại rất cầu kỳ. Chim phượng bắt
được thì cắt tiết, nhổ lông sống chứ không dùng nước sôi như các loại gia cầm
khác. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói lá chuối thật kín rồi hấp chín
rồi lấy chân gà róc da ống chân, xiên vào viên chả. Móng chân gà làm chỗ cầm để
ăn chả. Lại lấy mỡ gà trống thiến đun chảy ra, rồi mỡ đương sôi thì cho chả
vào. Rán vàng xong, đoạn vớt để nguội và ráo mỡ. Khi ăn, nhúng chả vào mỡ sôi
để dùng cho nóng. Muốn ăn chả cho giòn thì lấy da phượng nhúng vào nước gà sôi,
lấy kéo cắt thành sợi nhỏ mà cột viên chả vào đầu xương ống chân gà. Chấm chả
phượng với xì dầu hay chanh muối tiêu. Thịt chim phượng giàu dinh dưỡng, cũng
là “vị thuốc” bảo vệ sức khỏe tối đa.
3. Thứ ba là da tây ngưu
Lấy
phần da gần nách tê giác, đem ngày phơi nắng, tối sấy lửa suốt 100 ngày, rồi
tẩm rượu một tháng, phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi muốn chế biến
da tê ngưu, người ta phải ngâm nó vào nước tro thảo mộc bảy ngày đêm, rồi rửa
sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và
thơm.
4. Thứ tư là bàn tay gấu
Bàn tay
gấu, là phần chi trước của con gấu. Nhúng bàn tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một
trăm lần mới làm lông. Sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian
dài rồi đem trình lên vua chúa thưởng thức.
5. Thứ năm là môi đười ươi
Đười
ươi được gọi là dã nhân hay người rừng, nó có đôi mắt và đặc biệt là cặp môi
rất to. Ngày xưa để bắt được đười ươi rất khó, nên món này đặc biệt chỉ dành
cho vua, chúa. Vì tập tính hay bắt chước nên người ta rải dép và rượu trên
đường đi, đười ươi đi dép và uống rượu như loài người mà nó từng thấy, đợi
đến khi vừa say vừa đi xiêu vẹo người ta mới bắt được nó
6. Thứ sáu là thịt chân voi
Con
voi thời xưa rất quý, thường được dùng để đi đầu trong các buổi tế lễ và
đặc biệt biệt hữu dũng khi ra chiến trường. Thịt voi vốn nhạt nhẽo không ngon,
nên khi voi chết người ta chỉ lấy ngà và phần da dưới chân voi rất dòn và ngon
Chim
yến làm tổ bằng nước bọt vào vách đá caov tạo nên cái tổ có hình dạng một nửa
chén trà. Tổ yến mới làm xong gọi là tổ yến thô. Qua quá trình vệ sinh, tinh
chế tổ yến, ta có yến sạch để làm nguyên vật liệu chế biến thành các món ăn. Tổ
yến có công dụng bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược và kéo dài tuổi
thọ
8. Cuối cùng là gân nai
Khi làm
thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Sau đó luộc cho mềm rồi xẻ lấy sợi
gân, tách ra khỏi bắp thịt. Ngâm gân nai vào nước có pha ít muối và dấm cho
trắng và mềm. Khi đã mềm thì cho hầm chung với những nguyên phụ liệu khác như
tôm khô, củ đậu, măng tươi, chả lụa… trong nước gà hầm đã lọc lấy nước trong
rồi nêm gia vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét